Cừu là loại gia súc nhỏ nhai lại có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Cừu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho con người như thịt, sữa, da, lông cừu… Ngành chăn nuôi cừu cho chất lượng giống tốt phải kể đến Úc, New Zealand, Vương quốc Anh, Mỹ…
Chắc hẳn ai cũng biết, cừu được chăn nuôi trong khoảng thời gian nhất định sẽ được con người cạo lông. Quy trình cạo lông mang lại lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, đặt trường hợp chú cừu nếu không được xử lý lông bởi con người, chúng sẽ làm gì? Cừu có khả năng tự thay lông hay không? Hay nếu bộ lông ngày càng dày và rậm rạp có cản trở việc sinh tồn của chú cừu? Đã có nhiều trường hợp phát hiện con cừu với bộ lông siêu to, siêu khổng lồ. Nếu không cứu giúp kịp thời, chú cừu sẽ chết dần chết mòn vì bộ lông khủng bố ấy. Cùng Blue Ocean Tours đi tìm hiểu về loài cừu và tìm lời giải cho câu hỏi phía trên nhé!
CHÚ CỪU CHRIS: BỘ LÔNG CỪU NẶNG 40KG TẠI CANBERRA, ÚC
Vào tháng 12/2015 tại thủ đô Canberra, nước Úc, một người leo núi đã phát hiện một chú cừu có bộ lông khổng lồ che hết cả hai mắt nó. Con cừu này có tên riêng là Chris. Chris bị lạc đàn trong một khoảng thời gian không ngắn. Ngày qua ngày, Chris đã ‘‘sở hữu’’ một bộ lông to vạm vỡ.
Chris nhanh chống được đưa đi cắt lông. Người ta thu được những 40kg lông cừu từ Chris. Để xử lý 40kg này, người ta phải mất đến 45 phút cắt lông cho Chris, trong khi quy trình cắt lông bình thường chỉ cần khoảng 30 giây. Việc phát hiện ra Chris đã khiến nhiều người đặt nghi vấn tại sao Chris lại không rụng lông mà phải ‘’chịu trận’’ với 40kg lông trên người? Liệu cừu có khả năng tự rụng lông hay không?
CHÚ CỪU SHREK: BỘ LÔNG CỪU NẶNG 27KG TẠI NEW ZEALAND
Trước Chris, vào năm 2004 người ta đã phát hiện ra Sherk, một chú cừu sống cô đơn trong hanh động ở New Zealand trong những 6 năm trời. Từng ấy thời gian, Shrek đã có cho mình một bộ lông nặng hơn 27kg. Nhìn chung, kết quả cuối cùng con người thu được là một bộ lông siêu to, siêu khổng lồ.
GIỐNG CỪU CỦA CHRIS VÀ SHERK?
Câu trả lời nằm ở giống cừu của chú Chris và Sherk. Chris và Sherk thuộc giống cừu Merino – một giống cừu không phù hợp khi sống trong tự nhiên. Merino là giống cừu lai tạo từ cừu bản địa và cừu Anh. Chúng chuyên cho lông làm lên. Lông của Merino rất mềm và mang lại nhiều giá trị kinh tế cao cho các quốc gia chăn nuôi nó như Úc, New Zealand, châu Âu… Nhiều người cho rằng cừu Merio đi lạc trong tự nhiên không phải là hiếm, việc này xảy ra khá nhiều lần.
Một điểm đặc biệt hay còn gọi là hạn chế của Chris, Sherk nói riêng và Merino nói chung là chúng không thể tự rụng lông theo kỳ hằng năm. Chính nhược điểm này khiến cừu Merino gặp nhiều khó khăn khi sinh tồn trong tự nhiên. Chúng cần con người. Chúng cần được cắt lông theo kì mỗi năm. Mỗi con Merino mỗi năm cho từ 4,5 đến 20kg lông cừu.
Tóm lại Chris và Sherk gặp vấn đề trên vì đặc tính của giống cừu Merino. 5 – 6 năm bị lạc trong thiên nhiên hoang dã, từng ấy thời gian sinh tồn trong tự nhiên thì từng ấy thời gian bộ lông của chúng vẫn phát triển. Thành thật mà nói, những người nông dân chăn nuôi cừu mong muốn một chú cừu có thể cho lông nhiều đến thế. Tuy nhiên, với giống cừu Merino thì đây chính là thảm họa nếu chúng phải sinh tồn trong tự nhiên. Cừu sở hữu một bộ lông dày cộm và không được cắt tỉa có thể chết bất cứ lúc nào bởi nguy cơ nhiễm bệnh, thậm chí là khó khăn trong việc ‘‘đi vệ sinh’’.
NHỮNG GIỐNG CỪU KHÁC THÌ SAO?
Ngoài giống cừu Merino, những giống cừu khác thì sao nhỉ? Chúng có khả năng tự thay lông? Hay chúng vẫn phải phụ thuộc vào con người?
LOÀI CỪU: TÌM HIỂU CHUNG
Loài cừu đã được con người thuần hóa từ nhiều năm trước công nguyên. Cừu cũng là loài động vật đầu tiên được con người thuần hóa và chăn nuôi theo đàn, bắt đầu từ loài cừu Mouflon hoang dã thuộc vùng Mesopotamí (một vùng đất ở Tây Á). Thời gian ấy, người Ba Tư nuôi cừu nhằm mục đích lấy thịt, sữa và da.
Đến khoảng 6,000 năm TCN thì loài cừu được chăn nuôi lấy lông để làm len nhằm giữ ấm con người trong mùa đông khắc nghiệt. Len từ lông cừu đã trở thành một phần thuộc văn hóa Ba Tư và là sản phẩm thương mại đặc trưng. Từ đây, len cừu được mang sang các nước châu Phi và châu Âu. Đến hiện nay, sợi len là loại sợi quan trọng đối với con người và cuộc sống. Chúng vừa có thể phân hủy, tái sử dụng, chúng vừa thân thiện đối với môi trường.
Công nghệ, máy móc hiện đại phát triển giúp ích cho việc xén lông cừu rất nhiều. Con người không cần lấy lông bắt cách cắt tỉa, nhổ bằng tay hay thu hoạch trên cánh đồng khi lông cừu tự nhiên rụng. Dần dần, con người đã lai tạo được nhiều giống cừu nhằm phục vụ cho nhiều mục đích như lấy thịt, sữa, lông cừu.
LOÀI CỪU: GIỐNG CỪU LẤY LÔNG
Ngoài loài cừu Merino, thế giới đã lai tạo rất nhiều loại cừu cho lông như
- cừu Romney
- cừu Lincoln: bộ lông dài nhất và nặng nhất để kéo sợi dệt
- cừa Teeswater: bộ lông dài đường kính sợi lớn
- cừu Leicester
- cừu Corriedale…
Các giống cừu nuôi lấy lông được đề cập chỉ phù hợp với môi trường nông trại bởi chúng đã được lai tạo để có bộ lông phát triển hằng năm. Các giống cừu này luôn phụ thuộc vào bàn tay con người. Mỗi giống cứu đề cập phía trên đều cho những bộ lông có đặc điểm riêng biệt nhằm làm ra những sợi len khác nhau.
LOÀI CỪU: GIỐNG CỪU NGUYÊN THỦY
Đặc tính rụng lông, thay lông tự nhiên chỉ còn tồn tại trên vài giống cừu nguyên thuỷ được chăn nuôi như cừu Scotland, cừu Boreray, cừu Soay… Bên cạnh đó, những giống cừu được lai tạo cho thịt và sữa thì lông của chúng sẽ không phát triển mạnh như cừu Merio. Điển hình như các con cừu lấy thịt, sữa như
- cừu Katahdin
- cừu Dorper
- cừu Blackbelly
- cừu nhỏ Croix
- cừu đầu đen Ba Tư
- cừu lùn Tây Phi
- cừu đỏ Maasai
Cừu đã trở thành người bạn thân thiết với con người. Cừu mang lại nhiều giá trị vật chất cao cho con người. Vì thế, nếu bạn chăn nuôi cừ, đừng để chúng đi lạc nhé! Và nếu bạn là người yêu mến động vật và có dịp đến các quốc gia mạng về ngành chăn nuôi cừu như Úc, New Zealand… hãy chú ý và giúp đỡ nếu phát hiện chú cừu đi lạc bạn nhé!
Nguồn tham khảo: Modern Farmer, Resilience, Business Insider
Quan tâm tour Úc – New Zealand, Quý khách vui lòng liên hệ:
BLUE OCEAN TOURS (Công ty Du Lịch Đại Dương Xanh)
*Ha Noi Office: Số 3, ngách 2/69 phố Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
*Hotline: 0912.082.092 | 0918.96.98.01
*Email: Nhung@blueoceantours.net
*HCMC Office:Toà nhà Winhome, 37 Lê Quốc Hưng, Phường 13, Quận 4, TP. HCM
*Hotline: 0939.93.06.88 | 0918.96.98.02
*Email: Thai@blueoceantours.net / Dulichuc.newzealand@gmail.com